/Truyền thông/Máy biến áp và năng lượng/EVNNPC phát động cuộc thi thiết kế điển hình cho trạm biến áp phân phối và dây sau công tơ

EVNNPC phát động cuộc thi thiết kế điển hình cho trạm biến áp phân phối và dây sau công tơ

15/9/2016

Để có sự thống nhất trong công tác quản lý vận hành lưới điện trung, hạ thế phù hợp với từng khu vực đô thị loại I, II, III, nông thôn, miền núi, đảm bảo mục tiêu chương trình chỉnh trang lưới điện trung hạ thế năm 2016 tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn các tỉnh miền Bắc do EVNNPC quản lý, các đơn vị tham gia cuộc thi “Thiết kế điển hình cho trạm biến áp phân phối và dây sau công tơ theo từng khu vực”.

Yêu cầu chung đối với các mô hình thiết kế dự thi là: Đảm bảo kinh phí thấp nhất, thuận lợi trong quản lý vận hành và mỹ quan; Với mỗi mô hình thiết kế cho từng loại đô thị chỉ chọn 1 mô hình tiêu biểu, điển hình; Ngoài các mô hình TBA, đường dây hạ thế sau công tơ, hòm công tơ trong tiêu chí đề ra, các đơn vị có thể sử dụng các mô hình khác do đơn vị tự đề xuất.

EVNNPC phát động cuộc thi thiết kế điển hình cho trạm biến áp phân phối và dây sau công tơ

Các tiêu chí thiết kế:

1. Đối với các trạm biến áp phân phối cấp điện cho các phụ tải đô thị loại I:

– Nên sử dụng mô hình TBA kiểu module, TBA đứng trên 1 cột

– Đường dây hạ thế sau TBA phân phối được đi ngầm

– Điểm đặt công tơ: Phương án 1: Công tơ được đặt sau tủ hạ thế, tập trung từ 12 đến 16 công tơ (dùng tủ hạ áp có tích hợp thanh cái); Phương án 2: Đặt công tơ trên tường nhà hoặc tường rào của khách hàng (phần dây nguồn hạ ngầm, phần dây nổi đi ống gen bảo vệ).

– Khuyến khích sử dụng công tơ điện tử để giảm diện tích.

– Dây ra sau công tơ của khách hàng sử dụng cáp tiết diện tối thiểu (2×6) mm2

– Để giảm tổn thất điện năng cho lưới điện, đối với trường hợp phụ tải 3 pha gần TBA thì hòm công tơ 3 pha nên lắp đặt tại cột TBA.

2. Đối với các trạm biến áp phân phối cấp điện cho các phụ tải đô thị loại II:

– Nên sử dụng mô hình TBA đứng trên 1 cột hoặc treo trên 2 cột

– Đường trục hạ thế sử dụng cáp vặn xoắn 3 pha 4 dây

– Điểm đặt công tơ: Hòm công tơ được đặt tại cột hạ thế, dùng xà đỡ hòm treo về hai phía cột

– Khuyến khích sử dụng công tơ điện tử để giảm diện tích

– Dây ra sau công tơ của khách hàng sử dụng cáp tiết diện tối thiểu (2×6) mm2

– Các thiết bị phụ kiện: Hộp đấu cáp nguồn công tơ (khuyến khích sử dụng loại có cầu dao phân cực), sử dụng áp tô mát làm thiết bị bảo vệ công tơ và các phụ kiện khác,..

– Để giảm tổn thất điện năng cho lưới điện, đối với trường hợp phụ tải 3 pha gần TBA thì hòm công tơ 3 pha nên lắp đặt tại cột TBA 

3. Đối với các trạm biến áp phân phối cấp điện cho các phụ tải đô thị loại III:

– Nên sử dụng mô hình TBA treo trên 2 cột

– Đường trục hạ thế sử dụng cáp vặn xoắn 3 pha 4 dây

– Điểm đặt công tơ: Hòm công tơ được treo về hai phía cột

– Dây ra sau công tơ của khách hàng sử dụng cáp tiết diện tối thiểu (2×6) mm2

– Các thiết bị phụ kiện: Sử dụng hộp đấu cáp nguồn, dùng áp tô mát hoặc cầu chì làm thiết bị bảo vệ (khuyến khích sử dụng áp tô mát).

– Để giảm tổn thất điện năng cho lưới điện, đối với trường hợp phụ tải 3 pha gần TBA thì hòm công tơ 3 pha nên lắp đặt tại cột TBA 

4. Đối với các trạm biến áp phân phối cấp điện cho các phụ tải nông thôn, miền núi:

– Nên sử dụng mô hình TBA treo trên 2 cột

– Đường trục hạ thế sử dụng cáp vặn xoắn 3 pha 4 dây

– Điểm đặt công tơ: Hòm công tơ được treo về hai phía cột

– Dây ra sau công tơ của khách hàng sử dụng cáp tiết diện tối thiểu (2×4) mm2

– Các thiết bị phụ kiện: Dùng cầu chì làm thiết bị bảo vệ (khuyến khích sử dụng áp tô mát).

– Để giảm tổn thất điện năng cho lưới điện, đối với trường hợp phụ tải 3 pha gần TBA thì hòm công tơ 3 pha nên lắp đặt tại cột TBA.

LHC – EEMC trích theo nguồn npc.com.vn

Share this:
tổng công ty thiết bị điện đông anh

TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH - CÔNG TY CỔ PHẦN (EEMC)

  • 32
  • 2.132.741
News
tổng công ty thiết bị điện đông anh

DONG ANH ELECTRICAL EQUIPMENT CORPORATION - JSC (EEMC)

  • 32
  • 2.132.741
News
Truyền thông